Tìm hiểu về UX Design – Phần II

UX Designer thì làm gì?Công việc của UX Designer trong team phát triển sản phẩm
Trong một đội ngũ phát triển sản phẩm, người thiết kế UX có một vị trí rất quan trọng. UX Designer là chiếc cầu nối giữa khách hàng và những lập trình viên, là người giải mã những insight của khách hàng, dung hòa với mục tiêu kinh doanh và biến nó thành những tính năng, tương tác, giao diện cho sản phẩm. Người làm UX Design có thể đảm nhận những công việc ở giai đoạn đầu, mang tính chiến lược tổng quát, hay những công việc chi tiết như flow của sản phẩm phải như thế nào, các button màu gì…
Ngoài việc nghiên cứu và thiết kế, đôi khi UX Designer cũng làm công việc phân tích dữ liệu và thử nghiệm để tối ưu hóa sản phẩm.
Phương châm làm việc của UX Designer
Người làm UX có trách nhiệm với cả hai bên: người dùng và công ty phát triển sản phẩm.
Đối với người dùng
UX Designer phải hiểu những suy nghĩ của người dùng. Tuy nhiên, các giả định của UX Designer luôn phải là góc nhìn chủ quan và không nhất thiết phản ánh đúng cách nhìn của người dùng sản phẩm. Những thiết kế của UX Designer luôn được định hướng bởi người dùng. Từng feature và các yếu tố giao diện được đặt vào nhằm mục tiêu rõ ràng và liên quan đến nhu cầu của người dùng. Khi có một insight hay giả thuyết nào đó, UX Designer sẽ muốn thử nghiệm để kiểm chứng giả thuyết của mình chứ không lập tức chấp nhận nó.
Tuy nhiên, từ nền tảng tâm lý học, UX Designer cũng phải hiểu rằng người dùng không thật sự hiểu chính bản thân họ, do đó sẽ không bao giờ ngay lập tức chấp nhận những ý kiến của người dùng như là một chân lý tối cao.
Nhìn chung, không có một công thức để lúc nào bạn cũng có thể tin tưởng người dùng và biết được thật sự họ muốn gì. Điều này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cũng như sự sâu sắc của chính Designer.
Đối với công ty phát triển sản phẩm
Dù nói rằng đặt người dùng lên hàng đầu, nhưng mục tiêu của UX Designer vẫn là giúp công ty đạt mục tiêu kinh doanh. Dung hòa được nhu cầu của người dùng và mục tiêu của chính sản phẩm không phải là vấn đề đơn giản. Về lâu dài, những gì là tốt nhất cho khách hàng cũng là tốt nhất cho doanh nghiệp. “Khách hàng vui thì đời vui” mà! Tuy nhiên, trong ngắn hạn, đôi lúc bạn sẽ phải đánh đổi giữa việc làm hài lòng người dùng và hiệu quả kinh doanh. Đây cũng là một trong những quyết định khó khăn ngay cả với những Designer dày dạn kinh nghiệm.
Hai trách nhiệm này của người UX Designer không bao giờ được tách rời.
Quy trình thiết kế
Ý tưởng cơ bản về một quy trình thiết kế đó là: chúng ta thường có thói quen làm theo bản năng, thường thấy nhất đó là bản năng “too fast, too furious”. Bản năng này đưa chúng ta đến với những ý tưởng, những giải pháp ngay từ ban đầu mà không nắm rõ vấn đề. Hoặc ngược lại, có những người lại mắc kẹt với những ý tưởng không tốt dẫn đến việc bỏ cuộc quá nhanh.
Từ vấn đề đó, một quy trình thiết kế được xây dựng dựa trên 2 điều:
Giải pháp đến từ sự thấu hiểu
Nếu yêu cầu bạn thiết kế một cái ly dành cho người mù, hầu như bạn sẽ chẳng biết bắt đầu từ đâu. Nhưng nếu cho bạn biết người mù có thính giác nhạy hơn người bình thường nhiều lần, chắc chắn rằng bạn sẽ bắt đầu có những ý tưởng đầu tiên. Một thiết kế UX tốt không phải tự nhiên được hình thành trên màn hình Photoshop với những layout hoành tráng long lanh, nó đến từ sự thấu hiểu tâm lý cơ bản cũng như hành vi của người dùng sản phẩm.
Thử nghiệm và thử nghiệm
Bạn nên chấp nhận một sự thật đó là thiết kế đầu tiên bao giờ cũng đầy lỗi. Đừng lo, các developer sẽ chia sẻ sự cảm thông với bạn. Amazon mất hàng chục năm để phát triển trải nghiệm mua sắm như hiện nay. Airbnb với đội ngũ thiết kế mạnh mẽ liên tục cải tiến sản phẩm. Chẳng ai có thể làm ra một sản phẩm hoàn hảo ngay từ đầu. Bạn cần thử nghiệm liên tục trong quá trình thiết kế để cải thiện sản phẩm của mình.
Chúng ta có 5 bước để thực hiên một quy trình thiết kế như sau:





Share on Google Plus

About Hà Tuấn Anh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét