Cá nhân hóa IoT với trợ lý thông minh

Hàng triệu người trên thế giới đang sở hữu một thiết bị thông minh nào đó, với chức năng điều chỉnh nhiệt độ, giảm ánh sáng từ đèn hoặc khóa cửa khi họ ra ngoài. Bạn cũng có thể mua một chiếc tủ lạnh thông minh, báo cho bạn biết khi nào sắp hết thực phẩm, hoặc các camera an ninh, báo động những hành vi đáng ngờ.
Nhiều dự báo cho thấy sẽ có tới 20-30 tỉ thiết bị IoT được lắp đặt trước 2020. Một dự đoán gần đây của IHS được Forbes dẫn lại cũng cho rằng sẽ có khoảng 75,4 tỉ thiết bị vào năm 2025.

Cá nhân hóa là chìa khóa cho Internet Of Things

Một thế giới được kết nối sẽ cho phép con người đơn giản hóa cuộc sống của mình. Trong đó, sẽ có phần lớn thông qua các điện thoại thông minh, nhưng IoT có sức mạnh đủ để khiến cuộc sống của chúng ta trở nên dễ hơn thế nhiều lần. Chìa khóa chính là biến các thiết bị thông minh thành trợ lý cá nhân.
“Đến cuối cùng, việc kết nối sẽ biến đổi đời sống thường nhật của chúng ta,” Tiến sĩ Werner Struth, Chủ tịch và CEO của Robert Bosch Bắc Mỹ phát biểu tại CES. “Trước tiên, nó có thể cá nhân hóa hơn nữa các giải pháp. Thứ hai, nó cũng có thể hỗ trợ, thúc đẩy những sản phẩm đã có sẵn bằng cách cho chúng thực hiện được thêm một số nhiệm vụ khác. Và thứ ba, những cuộc cách tân sẽ không ngừng tăng lên theo hướng tương tác với người dùng. Ai lại không muốn có những trợ lý cá nhân, và giúp cho đời sống trở nên dễ thở hơn, an toàn hơn và tiện lợi hơn? Ai đó sẽ làm hết công việc cho bạn, và bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho chính mình.”
“Ứng viên sáng giá và hiển nhiên” cho vai trò này đã khẳng định được giá trị của mình khi nhắc đến cá nhân hóa IoT – những thiết bị được kích hoạt bằng giọng nói như Amazon Echo và Google Home – nhưng Tiến sĩ Struth cũng nói rằng, giao diện bằng giọng nói vẫn còn nhiều giới hạn so với những gì chúng thực sự có thể làm. Giọng nói của Echo – Alexa – chỉ hồi đáp khi được yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Google Assistant có thể được cài dặt để tích hợp thêm nhiều thông tin cá nhân (và cả bối cảnh) vào đời sống hàng ngày.
Bosch muốn đưa các trợ lý cá nhân lên một tầm cao mới.
“Thế giới IoT đang trở nên có cảm xúc hơn. Các thiết bị dần trở thành những người đồng hành thông minh, giúp đời sống thường nhật trở nên dễ dàng hơn, an toàn hơn ở nhà, ở trên phố, trong xe, hay cả ở nơi làm việc,” Tiến sĩ Struth cho biết.
Trong bài phát biểu của mình, Struth cũng dẫn chứng một nghiên cứu cho hay khoảng 15% thiết bị gia dụng trên toàn thế giới – khoảng 230 triệu ngôi nhà – sẽ trở nên thông minh ở nhiều cấp độ khác nhau vào năm 2020. Thử thách là biến từng thiết bị IoT đó trở thành một phần của cả một hệ sinh thái được cá nhân hóa.
Hệ sinh thái IoT cá nhân hóa đó không giới hạn ở nhà, mà còn mở rộng ra mọi khía cạnh của đời sống. Nhà, xe, nơi làm việc,… đền có thể trở thành những trợ lý cá nhân IoT thông minh, được “đo ni đóng giày” cho mỗi người, biết chúng ta cần gì, hoặc chúng ta đang ở đâu.
“Chúng tôi tin rằng IoT không chỉ là công nghệ, mà còn là một phần của cuộc sống. Do đó, chúng tôi đang nỗ lực để tích hợp chúng bằng nhiều cách và hy vọng chúng sẽ ngày càng tăng lên. Trước tiên là bằng cách cải thiện tính lưu động (mobility).”
Thị trường toàn cầu cho xe IoT (ô tô, xe tải, v.v) được dự đoán sẽ tăng trưởng 25% mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Các phương tiện sẽ được kết nối với môi trường xung quanh như biển báo, và cung cấp thông tin tự nhiên (không cần truy cập) liên quan đến nhu cầu của tài xế (nơi đỗ xe, cuộc hẹn kế tiếp, lựa chọn nơi ăn tối, v.v)
Theo nghiên cứu Connected Car Effect 2025 của Bosch, các tài xế tại Mỹ có thể tiết kiệm đến 80% thời gian sau tay lái của mình khi công nghệ xe tự hành trở nên phổ biến.
“Một khi xe tự hành trở thành hiện thực ở mức cao,xe sẽ trở thành không gian sống thứ ba, sau nhà ở và nơi làm việc – một trợ lý cá nhân trên bốn bánh. Điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích. Tưởng tượng xem, bạn sẽ có đủ thời gian để xem hết 8 mùa Game of Thrones. Và nếu bạn không thích xem phim truyền hình thì bạn cũng có vô số cách khác để sử dụng khoảng thời gian đó.”
  

IoT đem lại nhiều lợi ích trong tiêu dùng

Một trong những chỉ trích lớn nhất về Iot trong tiêu dùng là các thiết bị thường không đem lại những lợi ích hữu hình hoặc giá trị cho người tiêu dùng.
Ví dụ, thế hệ đầu tiên của tủ lạnh thông minh khá là hay ho đấy, nhưng vẫn chỉ là nơi để lưu trữ thức ăn. Tại CES 2017. những nhà sản xuất hàng đầu đã hé lộ rằng những chiếc tủ lạnh này đủ thông minh để theo dõi thực phẩm còn, cho phép người dùng xem có gì bên trong mà không cần mở cửa, hoặc thậm chí là chơi nhạc. Hãy nhớ xem bạn đã đến bao nhiêu bữa tiệc, và bao nhiêu trong số đó kết thúc trong gian bếp?
Biến một ngôi nhà thông minh thành một trợ lý ảo có rất nhiều ý nghĩa và giá trị. Ngôi nhà đó sẽ khiến cuốc sống thường nhật trở nên thoải mái hơn, tiết kiệm tiền bạc, và đảm bảo an toàn. Nhân tố quan trọng là “sự kết nối”, giúp các thiết bị trở thành “đồng đôi” của nhau và đảm bảo chúng sẽ chạy thật trơn tru. Và đây có lẽ chính là điểm cộng rất lớn cho IoT.
“Công nghệ IoT chắc chắc luôn luôn đem lại lợi ích nào đó. Việc có thêm các chức năng và dịch vụ thông minh được cá nhân hóa cho từng nhu cầu và thói quen sử dụng của từng người đang dần trở nên quan trọng. Và nhờ có các sản phẩm được cá nhân hóa và các giải pháp IoT, tất cả những điều trên là hoàn toàn có thể!” Tiến sĩ Struth kết luận.

Share on Google Plus

About Hà Tuấn Anh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét