Không này nào trôi qua mà chúng ta không đọc được tin tức gì đó về blockchain – công nghệ mới và hot nhất hiện nay. Người ta nói về việc JP Morgan đang đầu tư mạnh mẽ thế nào vào việc nghiên cứu công nghệ này, hay blockchain đang được sử dụng để bầu cử ra sao.
Vậy blockchain chính xác là gì? bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
Blockchain ≠ Bitcoin!
Nhiều người vẫn thường liên tưởng blockchain và Bitcoin là một bởi lẽ khi Goole, các kết quả luôn xuất hiện, gắn liền blockchain với Bitcoin. Blockchain là công nghệ đằng sau Bitcoin và giúp cho những “đồng tiền ảo” như Bitcoin hoạt động.
Zach Slayton, Phó Chủ tịch Giải pháp Kỹ thuật số của Collaborative Consulting xem đó là mối quan hệ như cá với nước. Bitcoin, như một con cá, cần blockchain (nước) để sống. Nhưng nước thì không cần phải có cá. Do đó, tuy Bitcoin cần có blockchain để hoạt động, thì blockchain lại chẳng cần Bitcoin để có giá trị.
Chính xác thì Blockchain là gì?
Nói một cách đơn giản, blockchain là một “digital ledger” (sổ cái số). Blockchain chứa danh sách các transactions tăng đều đặn được gọi là “blocks” – tất cả được kết nối một cách tuần tự với nhau (sequentially connected). Mỗi block đều có một liên kết (link) với một block trước đó trong danh sách.
Một khi block đã được đưa vào “chain”, nó sẽ không thể bị xóa bỏ, và trở thành một phần của một CSDL cố định chưa tất cả các transactions đã từng diễn ra từ khi vận hành.
Một trong những tính năng thú vị nhất về công nghệ blockchain chính là không có central authority hay một nguồn ledger duy nhất. Điều này có nghĩa mọi nodes đều có một bản sao hoàn chỉnh, đầy đủ của blockchain đó. Khi một block mới được thêm vào, mọi node đều sẽ biết đến nó. Phân bố phân tán và sự tin tưởng giúp đảm bảo sự minh bạch của hệ thống.
Thay từ “Bitcoin” bằng “Tài sản”
Nếu bạn nhìn blockchain thông qua lăng kính Bitcoin (hoặc một đồng tiền ảo nào khác), bạn sẽ bị giới hạn tầm nhìn về gia trị và tính hữu ích, hữu dụng của blockchain.Nếu liên tưởng blockchain với mọi loại tài sản khác, chúng ta sẽ nhìn thấy tiềm năng vô hạn của nó.
Trong quyển Blockchain: Blueprint for a New Economy,” tác giả Malanie Swan đã mô tả 3 loại blockchain:
Blockchain 1.0 – Currencies: bao gồm chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Đây cũng là lĩnh vực quen thuộc với chúng ta nhất và xem như là lãnh thổ của Bitcoin và những cryptocurrencies khác.
Blockchain 2.0 – Contracts: mở rộng blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.
Blockchain 3.0 – Organizing Activity: đưa blockchain vượt khỏi biên giới tài chính, và đi vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật. Ở những lĩnh vực này sẽ là lại có nhiều loại như physical, digital hay human in nature.
Hai loại sau là hai loại mà blockchain có những tiềm năng to lớn hơn hẳn so với Bitcoin.
Blockchain 2.0 – Contracts
Những lợi ích tiềm năng của blockchain trong ngành dịch vụ tài chính đã không được chú trọng. Tuy nhiên, gần đây, JP Morgan đã bắt đầu đầu tư đáng kể vào blockchain. Và nhiều công ty trong ngành dịch vụ tài chính đang bắt đầu có cái nhìn nghiêm túc và đúng đắng hơn về công nghệ blockchain và những tiềm năng của nó.
Oliver Bussmann, CIO của UBS cho biết blockchain có thể “cắt thời gian giao dịch từ vài ngày xuống còn vài phút.”
Visa, Citi, và Nasdaq đã đầu tư $ 30 triệu cho công ty startup về blockchain.
Trong một bài báo gần đây trên Tạp chí Fortune, Christopher Giancarlo, một ủy viên của Commodity Futures Trading Commission bày tỏ quan điểm rằng blockchain có thể đã cứu Lehman Bros. Ông nói: “Nếu có một bản ghi (blockchain) chính xác về mọi transactions của Lehman từ năm 2008, các nhà điều chỉnh cẩn trọng của Lehman đã có thể sử dụng data-mining tools, smart contracts, và những ứng dụng phân tích khác để nhận ra sự bất thường. Và họ có thể đã phản ứng sớm hơn với suy giảm tín dụng niềm tin của Lehman.
Đáng chú ý là Bitcoin không có “tiếng nói” trong cuộc thảo luận này. Đây hòan toàn là lợi ích của việc ứng dụng công nghệ blockchain vào giải quyết các vấn đề kinh doanh thực tế trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Đáng chú ý là Bitcoin không có “tiếng nói” trong cuộc thảo luận này. Đây hòan toàn là lợi ích của việc ứng dụng công nghệ blockchain vào giải quyết các vấn đề kinh doanh thực tế trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Blockchain 3.0 – Organized Activity
Ngoài lĩnh vực tài chính, blockchain còn được sự dụng trong nhiều kịch bản không ngờ tới kiểu out-of-the-box mà chúng ta ban đầu không hề nghĩ tới. Như đã nói từ sớm, buổi bỏ phiếu kín vừa qua của Đảng Cộng hòa tại Utah vừa qua cũng sử dụng công nghệ blockchain này.
Ngoài lĩnh vực tài chính, blockchain còn được sự dụng trong nhiều kịch bản không ngờ tới kiểu out-of-the-box mà chúng ta ban đầu không hề nghĩ tới. Như đã nói từ sớm, buổi bỏ phiếu kín vừa qua của Đảng Cộng hòa tại Utah vừa qua cũng sử dụng công nghệ blockchain này.
Ứng dụng công nghệ này thể hiện rõ ràng khái niệm “distributed ownership” (Quyền sở hữu phân tán). Khi bạn tạo “vote asset”, thì nó đã được thêm vào chain. Bạn không sở hữu chain đó nhưng bạn vẫn sở hữu tài sản của mình, tức là lá phiếu của bạn, và lá phiếu đó chính là một block trong chain. Do đó, mọi cử tri đều sở hữu một block trong chain. Những blocks này sẽ trở thành những bản ghi cố định về tài sản của mỗi cá nhân và được xác thực một cách bất biến bởi sự đồng thuận của chain.
Ở Estonia, chính phủ đang sử dụng blockchain để lưu trữ và bảo vệ hơn 1 triệu bản ghi sức khỏe điện tử (EHR). Cần nhớ rằng, các bệnh nân vẫn sở hữu tài sản EHR cá nhân, và tính bảo mật, an ninh, minh bạch của nó sẽ được duy trì trong blockchain. Thay vì gọi điện thoại và phụ thuộc vào nhà cung cấp để có được hồ sơ lưu trữ, các bệnh nhân có thể tự chuyển bênh án của mình thông qua blockchain.
Nhà tư vấn khoa học hàng đầu của Anh vừa qua đã phát hành một báo cáo có tên là “Distributed Ledger Technology—Beyond Blockchain.” Trong đó, ông nhấn mạnh rằng công nghệ này “có thể cách mạng hóa các dịch vụ, ở cả chính phủ lẫn ngoài chính phủ.”
Nhà tư vấn khoa học hàng đầu của Anh vừa qua đã phát hành một báo cáo có tên là “Distributed Ledger Technology—Beyond Blockchain.” Trong đó, ông nhấn mạnh rằng công nghệ này “có thể cách mạng hóa các dịch vụ, ở cả chính phủ lẫn ngoài chính phủ.”
Trong buổi #CIOChat tweetchat vừa qua, Nhà tư vấn Chiến lược Kỹ thuật số Stephen Di Fillipo (Digital Strategy Advisor), Peter Salvitti (CTO, Boston College), và Joanna Young (CIO, ĐH Michigan) đều nhận định về các ảnh hưởng, bao gồm:
Proof of learning and achievements
Credentials validation
Transcript verification
Khái niệm micro-learning và micro-credentials
Credentials validation
Transcript verification
Khái niệm micro-learning và micro-credentials
Và trong thế giới của IoT, IBM và Samsung đã hợp tác để phát triển một PoC trình diễn một hệ thống IoT phân tá từ xa, hoạt động nhờ công nghệ blockchain
“Đường còn dài và còn nhiều chông gai”
“Đường còn dài và còn nhiều chông gai”
Những hứa hẹn tuyệt vời của blockchain đã vượt xa vai trò của nó như là platform đem lại thành công cho Bitcoin và cryptocurrencies. Sắp tới nhiều ứng dụng và thử thách công nghệ về tính ổn định và hiệu quả vẫn là bài toán cần lời giải.
Như bất kỳ công nghệ nào, blockchain chỉ là một công cu, không phải là đích đến. Đến cuối cùng, những nhà công nghệ, nhà khoa học vẫn phải cần giúp cho các ngành kinh doanh đạt được mục tiêu của họ, và chạm đến đich bằng các sử dụng những công cụ đem lại giá trị thương mại.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét